Công trình dự án
Kết quả của Biên hội - Thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 tỉnh Quảng Ngãi
- Lượt xem: 163
- Phân mục: Công trình dự án -
- Nhiệm vụ chuyên môn hoàn thành
Sự cần thiết của việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải các sông liên tỉnh, liên quốc gia thuộc khu vực Bắc Trung Bộ.
- Lượt xem: 331
- Phân mục: Công trình dự án -
- Nhiệm vụ chuyên môn đang thực hiện
Điều chỉnh khối lượng một số dạng công tác thuộc dự án “Điều tra, đánh giá tổng quan tài nguyên nước tỷ lệ 1/100.000 lưu vực sông Lô Gâm”
- Lượt xem: 177
- Phân mục: Công trình dự án -
- Nhiệm vụ chuyên môn đang thực hiện
Trong quá trình thực hiện dự án cho thấy điều kiện thi công thực tế có những thay đổi so với khi lập đề cương dự án, vì vậy để dự án đạt hiệu quả hơn đơn vị thực hiện đã đề xuất điều chỉnh nội dung thực hiện của dự án như sau:
*Về nội dung, khối lượng công tác ngoại nghiệp điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt:
- Phạm vi điều tra tài nguyên nước mặt là 14.836 km2 (giảm 7.704 km2).
- Lý do:
+ Diện tích điều tra sẽ tập trung vào các xã ven nguồn nước. Đối với các xã xa nguồn nước sẽ ứng dụng công nghệ phân tích, giải đoán ảnh vệ tinh để tiến hành phân tích, đánh giá đặc điểm, đặc trưng hình thái sông, suối.
+ Kế thừa kết quả của dự án “Điều tra, đánh giá, khoanh định hành lang bảo vệ nguồn nước tỉnh Hà Giang”.
*Về khối lượng công tác đo đạc mặt cắt sông, hồ:
- Số lượng mặt cắt sông, hồ đề nghị được điều chỉnh là 164 mặt cắt (giảm 93 mặt cắt).
- Lý do:
+ Các sông, hồ trong phạm vi thực hiện dự án đã được xây dựng nhiều đập thủy điện nên đã có tài liệu đo đạc mặt cắt sông, hồ.
+ Việc đánh giá đặc trưng hình thái sông sẽ được bổ sung bằng công tác giải đoán ảnh viễn thám kết hợp bản đồ địa hình.
STT |
Sông/ hồ |
Khối lượng theo quyết định 232/QĐ-TNNQG |
Khối lượng đề nghị điều chỉnh |
Ghi chú |
||
Số lượng mặt cắt |
Tổng chiều dài mặt cắt (m) |
Số lượng mặt cắt |
Tổng chiều dài mặt cắt (m) |
|||
I |
SÔNG |
248 |
33.057 |
158 |
21.616 |
|
1 |
Sông Lô |
28 |
6.817 |
20 |
4.869 |
|
2 |
Sông Miện |
12 |
512 |
3 |
128 |
|
3 |
Ngòi Sảo |
12 |
456 |
6 |
228 |
|
4 |
Sông Con |
15 |
852 |
7 |
398 |
|
5 |
Ngòi Kim |
8 |
213 |
4 |
107 |
|
6 |
Sông Gâm |
25 |
6.910 |
16 |
4.422 |
|
7 |
Sông Nho Quế |
15 |
817 |
6 |
327 |
|
8 |
Sông Nhiệm |
10 |
340 |
7 |
238 |
|
9 |
Suối Nàm Vàng |
10 |
260 |
7 |
182 |
|
10 |
Sông Năng |
20 |
10.107 |
13 |
6.570 |
|
11 |
Khuổi Quãng |
8 |
750 |
4 |
375 |
|
12 |
Sông Chảy |
30 |
1.733 |
30 |
1733 |
Đã thực hiện |
13 |
Sông Bắc Cuông |
8 |
224 |
8 |
224 |
Đã thực hiện |
14 |
Sông Phó Đáy |
32 |
2.432 |
20 |
1.520 |
|
15 |
Ngòi Quẵng |
15 |
634 |
7 |
296 |
|
II |
HỒ |
9 |
20.748 |
6 |
15.347 |
|
1 |
Hồ chứa Thác Bà |
3 |
14.353 |
3 |
14353 |
Đã thực hiện |
2 |
Hồ Tuyên Quang |
3 |
5.401 |
0 |
0 |
|
3 |
Hồ Ba Bể |
3 |
994 |
3 |
994 |
|
Tổng |
257 |
53.805 |
164 |
36.963 |
*Về khối lượng công tác khoan địa chất thủy văn:
Giảm 810 m khoan do số lượng lỗ khoan giảm từ 16 lỗ khoan theo phê duyệt xuống 6 lỗ khoan sau điều chỉnh, cụ thể với lý do như sau:
TT |
SH lỗ khoan |
Đối tượng nghiên cứu |
Chiều sâu (m) |
Lý do cắt giảm |
1 |
LG1 |
c-p |
90 |
Các lỗ khoan thuộc dự án Yên Minh - Quản Bạ, Đồng Văn - Mèo Vạc |
2 |
LG3 |
t 1 |
75 |
Tại khu vực này đã có lỗ khoan LKMV10 - huyện Mèo Vạc |
3 |
LG4 |
d14 |
75 |
Các lỗ khoan tại thị trấn Vị Xuyên, cách vị trí LG4 17 km (được thực hiện trong các Nhiệm vụ của UBND tỉnh Hà Giang trong việc tìm kiếm thăm dò, khai thác nước dưới đất) |
4 |
LG5 |
d14 |
75 |
Tầng chứa nước này trong khu vực đã có nhiều lỗ khoan nghiên cứu giai đoạn trước (cụ thể là các dự án trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang) |
5 |
LG6 |
d11 |
75 |
Trùng với vị trí nghiên cứu thuộc Đề án Vùng cao, vùng khan hiếm nước (Vùng Minh Quang – Cao Bằng) |
6 |
LG8 |
d14 |
75 |
Đã được nghiên cứu bởi các lỗ khoan ĐCTV của dự án Nam Sơn Dương Tuyên Quang (LK1SD, LK3SD) |
7 |
LG11 |
Pr1 |
90 |
Cách vị trí LK S910 (khoảng 5km) thuộc dự án Lập bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1:50.000 vùng Việt Trì - Phú thọ |
8 |
LG13 |
Pr-e1 |
90 |
Tại khu vực này có các lỗ khoan LK161 và LK150 thuộc Dự án: Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Quất Lưu - Đạo Tú |
9 |
LG14 |
t1 |
75 |
Thay thế bằng LK CB14, CB 15 cùng tầng chứa nước, cách LG14 11 km (dự án Điều tra đánh giá nguồn nước dưới đất khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ) |
10 |
LG16 |
d1-2 |
90 |
Trùng với vị trí nghiên cứu thuộc Đề án Vùng cao, vùng khan hiếm nước (Vùng Mai Long) |
* Công tác khảo sát địa vật lý:
- Đo mặt cắt điện đối xứng AB=120m: 642 điểm.
- Đo sâu điện đối xứng ABmax=960m: 180 điểm.
- Đo sâu phân cực kích thích, ABmax=960m: 18 điểm.
*Công tác hút nước thí nghiệm lỗ khoan:
- Công tác lắp đặt, tháo dỡ thiết bị bơm: 6 lần.
- Công tác hút thổi rửa: 24 ca.
- Công tác hút thí nghiệm đơn: 54 ca.
- Công tác đo hồi phục: 24 ca.
- Công tác nội nghiệp: 6 điểm.
*Công tác trắc địa:
- Đo công trình chủ yếu toạ độ không gian (X,Y,Z): 6 điểm.
- Đo xác định tuyến địa vật lý: 6km.
*Công tác quan trắc động thái nước dưới đất: 540 lần.
*Công tác lấy và phân tích mẫu nước:
- Công tác lấy mẫu nước: 195 mẫu
- Công tác phân tích mẫu nước:
+ Mẫu toàn phần: 977 mẫu.
+ Mẫu vi lượng: 195 mẫu.
+ Mẫu nhiễm bẩn: 195 mẫu.
Lý do điều chỉnh khối lượng các dạng công tác khảo sát địa vật lý, công tác hút nước thí nghiệm, công tác trắc địa, công tác quan trắc động thái nước dưới đất, công tác lấy và phân tích mẫu nước là do khối lượng lỗ khoan giảm.
Đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Chảy, lưu vực sông Con thuộc dự án “Điều tra, đánh giá tổng quan tài nguyên nước tỷ lệ 1/100.000 lưu vực sông Lô Gâm”
- Lượt xem: 176
- Phân mục: Công trình dự án -
- Nhiệm vụ chuyên môn đang thực hiện
Khai sáng các tầng nước dưới đất vùng Bắc song Tiền
- Lượt xem: 169
- Phân mục: Công trình dự án -
- Nhiệm vụ chuyên môn đang thực hiện
Tiềm năng khai thác nước dưới đất tỉnh Lạng Sơn, những khu vực có tiềm năng khai thác nước lớn tập trung trong các thành tạo có nguồn gốc đá vôi
- Lượt xem: 220
- Phân mục: Công trình dự án -
- Nhiệm vụ chuyên môn hoàn thành
Biên hội - Thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 tỉnh Bắc Ninh
- Lượt xem: 409
- Phân mục: Công trình dự án -
- Nhiệm vụ chuyên môn hoàn thành
Để có cơ sở phục vụ cho công tác quy hoạch, quản lý, thăm dò khai thác và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất; quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, đồng thời góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin tài nguyên nước quốc gia, bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1/200.000 tỉnh Bắc Ninh được thành lập và đã đạt được các kết quả sau:
1. Về đặc điểm các tầng chứa nước
Trên bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 tỉnh Bắc Ninh cho thấy nước mặn và nước nhạt phân bố xen kẽ nhau, nước nhạt chiếm chủ yếu.
Đã phân chia vùng nghiên cứu ra các tầng chứa nước (lỗ hổng và khe nứt):
Các tầng chứa nước lỗ hổng:
- Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (qh)
- Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen (qp)
Các tầng chứa nước khe nứt:
- Tầng chứa nước khe nứt - lỗ hổng trong trầm tích hệ Neogen (n)
- Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích hệ Triat muộn (t3 )
Trong đó, đáng chú ý nhất là 2 tầng chứa nước trầm tích lỗ hổng Holocen, Pleistocen. Đây là những đối tượng chứa nước triển vọng và có ý nghĩa hơn cả so với các đơn vị chứa nước khác, do phân bố trên những phạm vi rộng lớn và đặc biệt là chúng phân bố trên địa bàn sinh sống của các cụm cư dân và những nơi trọng điểm về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh.
2. Kết quả xác định trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất cho toàn tỉnh là 441.566 m3/ngày, trong đó nước nhạt là 338.615 m3/ngày, nước mặn là 102.951 m3/ngày. Xét về tổng thể, nguồn nước dưới đất nhạt đáp ứng cho ăn uống, sinh hoạt và các nhu cầu khác có thể đáp ứng được; chỉ duy nhất huyện Gia Bình nguồn nước dưới đất nhạt khó đáp cho phát triển kinh tế xã hội do có ít tài nguyên nước nhạt. Trữ lượng nước nhạt có thể khai thác Gia Bình cũng ít nhất, chỉ khoảng 11.431m3/ng, nhiều nhất là thành phố Bắc Ninh khoảng 340.960m3/ng. Đặc điểm phân bố không đồng đều của tài nguyên nước dưới đất theo đơn vị hành chính ít nhiều ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội khi xem nước như một nguồn lực. Thực tế tỉnh Bắc Ninh cho thấy ở đâu có nguồn nước nhạt nhiều thì ở đấy nước dưới đất được nhân dân khai thác nhiều hơn. Tuy nhiên, còn có nguồn nước trong tầng chứa nước Neogen thuộc loại giàu nước có chứa nước nhạt, cần được đầu tư thăm dò, đánh giá để có thể khai thác đáp ứng nhu cầu xã hội.
3. Đã đánh giá chất lượng nước theo tiêu chuẩn môi trường QCVN09:2008/BTNMT cho các tầng chứa nước và đánh giá chất lượng nước cho tưới, kỹ thuật. Nhìn chung đối với diện tích nước nhạt, chất lượng nước dưới đất vùng nghiên cứu cơ bản đều làm nguồn cho cung cấp nước ăn uống sinh hoạt, tưới và kỹ thuật; đối với diện tích nước mặn của tầng chứa nước có thể sử dụng để cứu hỏa, nuôi trồng thủy sản nước mặn, tưới cây thân gỗ...
4. Bản đồ tài nguyên nước tỉnh Bắc Ninh là một phần của bộ bản đồ tài nguyên nước toàn vùng Đồng bằng Bắc bộ. Kết quả Biên hội - thành lập bản đồ tài nguyên nước tỉnh Bắc Ninh bảo đảm sự thống nhất từ nội dung thông tin đến cách thức thể hiện với bộ bản đồ toàn đồng bằng và toàn quốc. Bản đồ đã phản ánh đầy đủ những đặc điểm cơ bản về địa chất thủy văn và tài nguyên nước dưới đất, từ đó đề xuất các định hướng khai thác sử dụng nước dưới đất. Đây là nguồn tài liệu tin cậy định hướng sử dụng cho công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất của tỉnh cũng như cho các dạng công tác điều tra tiếp theo ở tỷ lệ lớn hơn.
Cấu trúc địa chất thủy văn tỉnh Bắc Ninh thuộc loại phức tạp; sự hình thành trữ lượng, chất lượng nước dưới đất trong vùng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố; nhiều tầng chứa nước (qh, qp và n) trong đó tầng qh,qp đang được khai thác mạnh mẽ và cần phải được được điều tra bổ sung để đánh giá xác định lưu lượng tới hạn bảo đảm khai thác bền vững.
Các bài viết khác...
- Điều tra, đánh giá tài nguyên nước đảo Thượng Mai, Hạ Mai lựa chọn được các vị trí có triển vọng khoan cấp nước sinh hoạt cho đảo
- Hoàn thành điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất đảo Phượng Hoàng, thi công thành công 3 lỗ khoan có nước có thể đáp ứng điều kiện cấp nước sinh hoạt cho đảo
- Điều tra tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước giai đoạn I từ năm 2015-2020, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện
- Điều tra tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước đạt hiệu quả về kinh tế, xã hội mang lại nguồn nước sạch hợp vệ sinh cho những người dân đang khan hiếm nước